Công Nghệ In Tem Nhãn Tốt Nhất 2024

công nghệ in tem nhãn

Tem nhãn là sản phẩm hết sức quen thuộc trên thị trường với nhiều loại độc đáo, sáng tạo khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ công nghệ tạo ra những chiếc tem nhãn đó. Hãy cùng tìm hiểu các công nghệ in tem nhãn mới nhất 2024 trong bài viết dưới đây.

Tem Nhãn Có Vai Trò Gì Trong Cuộc Sống

Mỗi loại tem nhãn đều có vai trò của riêng mình. Một số loại điển hình có thể kể đến là:

  • Tem nhãn sản phẩm: Loại tem này có đầy đủ các thông tin về xuất xứ, thông tin, nhà phân phối của sản phẩm. Nhằm giúp cho khách hàng có cái nhìn bao quát về sản phẩm. 
  • Tem nhãn mã vạch: Tem nhãn mã vạch giúp lưu trữ thông tin cho các loại sản phẩm, hàng hóa. Dễ dàng quản lý và kiểm kê chuyên nghiệp hơn.
  • Tem nhãn bảo hành: Tem bảo hành giúp nhận dạng và phân biệt được các sản phẩm chính hãng. Thông qua tem bảo hành, khách hàng sẽ biết được thời gian bảo hành của sản phẩm.
  • Tem nhãn trang trí: Loại tem này thường được thiết kế bắt mắt, độc đáo khiến sản phẩm trở nên nổi bật và thu hút. Tăng độ nhận diện cho thương hiệu. 

Công Nghệ In Tem Nhãn Mới Nhất 2024

Công Nghệ In Tem Nhãn Typo

công nghệ in tem nhãn
Công nghệ in Typo

Công nghệ in Typo thuộc phương pháp in phun truyền thống, cũng là tiền đề cho các công nghệ in sau này

Tuy nhiên hiện nay công nghệ in tem nhãn này đang dần biến mất trên thị trường in ấn. Bởi chi phí in khá đắt đỏ và chỉ thích hợp với những khổ in lớn.

Công nghệ typo được ứng dụng trên các loại máy in chuyên dụng như:

  • Máy in phẳng ép phẳng
  • Máy in phẳng ép ống
  • Máy in ống ép ống

Công Nghệ In Lụa, In Lưới

công nghệ in tem nhãn
Công nghệ in lụa, in lưới

Đây là công nghệ in ấn từ lâu đời với phương pháp sử dụng kỹ thuật in ấn thủ công. Công nghệ in lụa, in lưới được sử dụng để in đa dạng các sản phẩm như: in thiệp cưới, in áo, in da, in túi vải, in túi nilon, in cốc, in sứ…

Chi phí của công nghệ in lụa, in lưới khá thấp và có thể áp dụng trên các bề mặt in không bằng phẳng. Tuy nhiên, công nghệ in này tốn khá nhiều thời gian và công sức, chỉ phù hợp với những khổ in nhỏ nên không được quá nhiều người ưa chuộng. 

Công Nghệ In Tem Nhãn Cuộn Flexo

công nghệ in tem nhãn
Công nghệ in cuộn Flexo

Công nghệ in cuộn Flexo (Flexographya) sử dụng kỹ thuật in trực tiếp do có bảng in nổi được làm từ cao su hoặc nhựa polymer. Công nghệ in này khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Vì có thể đáp ứng khả năng in trên mọi bề mặt như nhựa, màng kim loại, giấy màng bóng kính…

Ngoài ra, chi phí in ấn của công nghệ in tem nhãn này cũng phải chăng, đem lại chất lượng tốt với tốc độ cao. 

Công Nghệ In Tem Nhãn Offset

công nghệ in tem nhãn
Công Nghệ In Offset

Công nghệ in Offset là công nghệ in tem nhãn dẫn đầu trong lĩnh vực in ấn thương mại. Kỹ thuật này cho chất lượng hình ảnh cao và rõ nét với chi phí thấp.

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Thời gian chuẩn bị để in khá lâu, chỉ nên sử dụng khi in số lượng nhiều.

In offset thường được ứng dụng trong việc in tem nhãn, in poster, tờ rơi, tờ PR,…

Công Nghệ In Kỹ Thuật Số

công nghệ in tem nhãn
Công Nghệ In Kỹ Thuật Số

Công nghệ in kỹ thuật số là loại công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Bao gồm: In laser và in phun. Trong tất cả các loại công nghệ in tem nhãn kể trên, công nghệ in kỹ thuật số có chất lượng in và tốc độ tốt hơn cả. 

Một số sản phẩm in tem nhãn kỹ thuật số có thể đắt hơn so với công nghệ in Offset nhưng xét trên nhiều khía cạnh. Giá thành thực tế của phương pháp in kỹ thuật số lại rẻ hơn rất nhiều do chi phí chuẩn bị thiết lập in ấn thấp.

Công nghệ in kỹ thuật số này áp dụng cho các bề mặt in phẳng như giấy, nilon, vải in các loại. Đối với các bề mặt không bằng phẳng, chất lượng in ấn sẽ không cao.

Kết Luận

Kinh tế phát triển càng cao, nhu cầu của con người xuất hiện càng nhiều. Tại Công ty In Ấn Khải Hoàn, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ in tem nhãn trên nhiều chất liệu với đa dạng hình dáng, kích thước khác nhau với giá thành in rẻ, in lấy hàng nhanh chóng tại địa bàn TPHCM. Cam kết đem đến sự hài lòng tới khách hàng.

Thông tin liên hệ In Ấn Khải Hoàn:

Phone Icon Zalo Icon Facebook Icon